Bùng phát sân cỏ nhân tạo
Cuối tuần trước, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư sân bóng đá mini dùng cỏ nhân tạo (sân cỏ nhân tạo) ở khu vực TPHCM đã khởi công xây liền 15 sân ở khu đất có diện tích hơn 2 héc ta ở phường 25, quận Bình Thạnh. Khu đất này đang nằm trong diện quy hoạch treo.
Chủ đầu tư dự kiến khu sân cỏ nhân tạo này sẽ hoạt động trong tháng 7 tới. Tuy nhiên, hiện đã có hơn 10 sân đã được bán cho khách với giá 480 triệu đồng/sân (diện tích 22 x 42 mét), cộng thêm tiền thuê đất là 11 triệu đồng/tháng/sân.
Khoảng ba tháng trở lại đây, nhiều người đã ngược xuôi khắp các quận, huyện ở TPHCM tìm những lô đất diện tích từ 800 mét vuông trở lên đang để trống tại các khu dân cư sắp hình thành, những nơi đang có dự án quy hoạch treo để thuê làm sân cỏ nhân tạo. Tại khu bãi rác đường D2, Văn Thánh và khu Bình Quới, quận Bình Thạnh, chỉ trong một năm đã có trên 10 sân cỏ nhân tạo lần lượt ra đời và lúc nào cũng tấp nập khách thuê sân đá bóng.
Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công sân cỏ nhân tạo có văn phòng ở quận Thủ Đức cho biết: trong năm 2009, TPHCM có thêm 400 sân cỏ nhân tạo, nâng tổng số sân bóng hiện có trên địa bàn lên hơn 500 sân. Theo ông Trương Đình Long, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Thịnh, quận 3, chuyên thiết kế, thi công sân cỏ nhân tạo, phong trào đầu tư sân cỏ nhân tạo ở TPHCM đang trong giai đoạn bùng phát, bởi nhu cầu thuê sân bóng đang quá lớn.
“Trước năm 2008, vốn đầu tư sân cỏ nhân tạo diện tích 20 x 40 mét khoảng 1 tỉ đồng. Sau năm 2008, do nhiều doanh nghiệp thi công sân cỏ nhân tạo ra đời cạnh tranh nhau nên giá giảm xuống còn 400-500 triệu đồng/sân tùy chất lượng, loại cỏ và các công trình phụ như căng tin, khu gửi xe, phòng thay đồ”, ông Long nói...
Công ty Thanh Thịnh trước kinh doanh trà và cà phê xuất khẩu. Hai năm trở lại đây, thấy được tiềm năng của lĩnh vực thi công sân cỏ nhân tạo nên công ty đã mở thêm mảng kinh doanh này.
Từng là cầu thủ của đội bóng đá Lâm Đồng trong thập niên 1980, anh Nguyễn Luật Phước, Giám đốc Công ty TNHH Bình Yên, giải nghệ năm 1987. Từ đó anh vẫn có mơ ước được góp phần đào tạo những cầu thủ trẻ. Và anh đã đầu tư hai sân cỏ nhân tạo tại Đà Lạt.
“Kể từ khi Đà Lạt có sân cỏ nhân tạo, phong trào chơi bóng trở nên sôi nổi hẳn lên, hầu như ban ngành nào ở địa phương cũng thành lập một đội bóng để đá giao hữu với nhau”, anh Phước nói.
Cơ hội dành cho người đi trước
Anh Phước cho biết sau ba tháng khai trương hai sân cỏ nhân tạo tại phường 8, thành phố Đà Lạt, tình hình rất khả quan. Sân lúc nào cũng đông khách, hoạt động tấp nập từ 10 giờ sáng đến 9 giờ tối. Mới đây, Công ty Bình Yên đã thuê đất đầu tư thêm bốn sân nữa. “Thời tiết Đà Lạt có sáu tháng mùa nắng, sáu tháng mùa mưa, vì thế, theo dự tính thì khoảng ba năm nữa sẽ thu hồi vốn. Nếu ở các tỉnh đồng bằng thì thời gian này rút ngắn còn hai năm”, anh Phước nói. Tại Đà Lạt hiện đã xuất hiện các nhà đầu tư sân cỏ nhân tạo khác đến từ Nha Trang và TPHCM.
Đang công tác ở một ngân hàng có chi nhánh hoạt động ở thành phố Quảng Ngãi, nhưng đầu năm 2010, anh Phan Trọng Tuấn Dũng đã đánh liều đầu tư hai sân cỏ nhân tạo đầu tiên ở tỉnh này nằm ở phường Trần Phú. Công việc kinh doanh diễn ra suôn sẻ như mong đợi. Trung bình mỗi ngày có sáu đến bảy trận bóng diễn ra ở mỗi sân. Anh Dũng cho biết trong tháng 4 này sẽ tiếp tục đầu tư thêm hai sân bóng nữa.
Ông T.D, chủ một doanh nghiệp chuyên kinh doanh cà phê ở huyện Ea H’leo, tỉnh Daklak, sau khi tìm hiểu tình hình kinh doanh sân cỏ nhân tạo của một người bạn ở thành phố Buôn Ma Thuột cũng mạnh dạn bỏ ra tiền tỉ đầu tư hai sân bóng. Ông cho biết cả huyện miền núi Ea H’leo chưa có ai biết đến sân cỏ nhân tạo là gì, trong khi đó người dân lại quá quen với các giải bóng đá trong nước và quốc tế đang phát sóng với mật độ dày đặc trên truyền hình, do đó ông quyết định đầu tư sân bóng để người dân có một nơi để tập luyện thể thao.
Còn ông Đặng Quang Sang chủ đầu tư hai sân cỏ nhân tạo ở ấp Thượng, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TPHCM, cho biết mục tiêu là tạo sân chơi lành mạnh cho thanh niên ở địa phương rèn luyện thể thao và tính giá rẻ từ 100.000-120.000 đồng/giờ ban ngày, sau 6 giờ chiều giá 200.000 đồng/giờ, không tăng giá vào ngày thứ Bảy và Chủ nhật như các sân ở nội thành.
“Trừ hết chi phí, mỗi tháng tôi kiếm khoảng 20 triệu đồng”, ông Sang nói.
Theo một đại diện của Công ty Thành Phát, đơn vị đang sở hữu gần 10 sân bóng ở quận Bình Thạnh và quận 11, hai năm trước lúc mở bốn sân ở khu Bình Quới, để được đá bóng, người chơi phải đăng ký trước cả tuần mới đến lượt. Nay khách đăng ký ngày nào đá ngày đó vì có nhiều nhà đầu tư sân bóng nên sự cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn.
Tuy nhiên, trước tình hình sân cỏ nhân tạo nở rộ như hiện nay, đại diện Công ty Thanh Thịnh cho rằng ở thời điểm hiện nay, nhà đầu tư nên cẩn trọng trong việc đầu tư nếu không muốn lâm vào cảnh chợ chiều vì đi sau người khác. Để chia sẻ gánh nặng chi phí của nhà đầu tư, cũng như tận dụng những vật liệu còn sử dụng được, hiện Công ty Thanh Thịnh đang thực hiện việc mua lại cỏ cũ đã sử dụng từ 3-5 năm.
“Sân cỏ cũ chúng tôi sẽ xử lý lại, cung cấp cho những người ở các tỉnh có vốn ít nhưng muốn mở sân bóng”, ông Long nói.
Công ty Thanh Thịnh trước kinh doanh trà và cà phê xuất khẩu. Hai năm trở lại đây, thấy được tiềm năng của lĩnh vực thi công sân cỏ nhân tạo nên công ty đã mở thêm mảng kinh doanh này.
Từng là cầu thủ của đội bóng đá Lâm Đồng trong thập niên 1980, anh Nguyễn Luật Phước, Giám đốc Công ty TNHH Bình Yên, giải nghệ năm 1987. Từ đó anh vẫn có mơ ước được góp phần đào tạo những cầu thủ trẻ. Và anh đã đầu tư hai sân cỏ nhân tạo tại Đà Lạt.
“Kể từ khi Đà Lạt có sân cỏ nhân tạo, phong trào chơi bóng trở nên sôi nổi hẳn lên, hầu như ban ngành nào ở địa phương cũng thành lập một đội bóng để đá giao hữu với nhau”, anh Phước nói.
Cơ hội dành cho người đi trước
Anh Phước cho biết sau ba tháng khai trương hai sân cỏ nhân tạo tại phường 8, thành phố Đà Lạt, tình hình rất khả quan. Sân lúc nào cũng đông khách, hoạt động tấp nập từ 10 giờ sáng đến 9 giờ tối. Mới đây, Công ty Bình Yên đã thuê đất đầu tư thêm bốn sân nữa. “Thời tiết Đà Lạt có sáu tháng mùa nắng, sáu tháng mùa mưa, vì thế, theo dự tính thì khoảng ba năm nữa sẽ thu hồi vốn. Nếu ở các tỉnh đồng bằng thì thời gian này rút ngắn còn hai năm”, anh Phước nói. Tại Đà Lạt hiện đã xuất hiện các nhà đầu tư sân cỏ nhân tạo khác đến từ Nha Trang và TPHCM.
Đang công tác ở một ngân hàng có chi nhánh hoạt động ở thành phố Quảng Ngãi, nhưng đầu năm 2010, anh Phan Trọng Tuấn Dũng đã đánh liều đầu tư hai sân cỏ nhân tạo đầu tiên ở tỉnh này nằm ở phường Trần Phú. Công việc kinh doanh diễn ra suôn sẻ như mong đợi. Trung bình mỗi ngày có sáu đến bảy trận bóng diễn ra ở mỗi sân. Anh Dũng cho biết trong tháng 4 này sẽ tiếp tục đầu tư thêm hai sân bóng nữa.
Ông T.D, chủ một doanh nghiệp chuyên kinh doanh cà phê ở huyện Ea H’leo, tỉnh Daklak, sau khi tìm hiểu tình hình kinh doanh sân cỏ nhân tạo của một người bạn ở thành phố Buôn Ma Thuột cũng mạnh dạn bỏ ra tiền tỉ đầu tư hai sân bóng. Ông cho biết cả huyện miền núi Ea H’leo chưa có ai biết đến sân cỏ nhân tạo là gì, trong khi đó người dân lại quá quen với các giải bóng đá trong nước và quốc tế đang phát sóng với mật độ dày đặc trên truyền hình, do đó ông quyết định đầu tư sân bóng để người dân có một nơi để tập luyện thể thao.
Còn ông Đặng Quang Sang chủ đầu tư hai sân cỏ nhân tạo ở ấp Thượng, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TPHCM, cho biết mục tiêu là tạo sân chơi lành mạnh cho thanh niên ở địa phương rèn luyện thể thao và tính giá rẻ từ 100.000-120.000 đồng/giờ ban ngày, sau 6 giờ chiều giá 200.000 đồng/giờ, không tăng giá vào ngày thứ Bảy và Chủ nhật như các sân ở nội thành.
“Trừ hết chi phí, mỗi tháng tôi kiếm khoảng 20 triệu đồng”, ông Sang nói.
Theo một đại diện của Công ty Thành Phát, đơn vị đang sở hữu gần 10 sân bóng ở quận Bình Thạnh và quận 11, hai năm trước lúc mở bốn sân ở khu Bình Quới, để được đá bóng, người chơi phải đăng ký trước cả tuần mới đến lượt. Nay khách đăng ký ngày nào đá ngày đó vì có nhiều nhà đầu tư sân bóng nên sự cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn.
Tuy nhiên, trước tình hình sân cỏ nhân tạo nở rộ như hiện nay, đại diện Công ty Thanh Thịnh cho rằng ở thời điểm hiện nay, nhà đầu tư nên cẩn trọng trong việc đầu tư nếu không muốn lâm vào cảnh chợ chiều vì đi sau người khác. Để chia sẻ gánh nặng chi phí của nhà đầu tư, cũng như tận dụng những vật liệu còn sử dụng được, hiện Công ty Thanh Thịnh đang thực hiện việc mua lại cỏ cũ đã sử dụng từ 3-5 năm.
“Sân cỏ cũ chúng tôi sẽ xử lý lại, cung cấp cho những người ở các tỉnh có vốn ít nhưng muốn mở sân bóng”, ông Long nói.
Giá thuê sân cỏ nhân tạo ở các quận trung tâm TPHCM từ 300.000-500.000 đồng/giờ, sau 6 giờ chiều cộng thêm 100.000 đồng/giờ. Sân bóng ở ngoại thành như huyện Củ Chi, giá thuê 120.000 đồng/giờ, sau 6 giờ chiều giá 200.000 đồng/giờ.
Ở các tỉnh, giá thuê ban ngày 120.000-200.000 đồng/giờ, sau 6 giờ chiều giá 250.000-300.000 đồng/giờ.
Theo nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này, sân cỏ nhân tạo có lợi thế là gần gũi với cộng đồng, bất kỳ ai cũng có thể tham gia, không phân biệt độ tuổi, thu nhập, cũng không cần phải tốn tiền mua sắm trang phục thi đấu như những môn thể thao khác.
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/chuyenlaman/33972/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét